Storm Island (Hòn Đảo Giông Bão)

6.08/10 trên tổng số 13 lượt đánh giá
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Tôi từng biết hòn đảo hoang sơ và hung dữ này nên trong đầu đã hình dung những khả năng xấu nhất có thể. Trong đầu tôi đầy những phỏng đoán lộn xộn, hình ảnh mẹ có thể bị gãy chân, hay cái gì đó còn t …
Xem Thêm

“Chết tiệt, Philip, đừng quá ích kỷ. Con có kỳ nghỉ đến ba tháng ở trường, quá dễ dàng cho con sắp xếp được ba tuần chứ? Con thừa biết là cha không thể đi cùng mẹ được, cha đang bị kẹt vào một thương vụ mà!. Mà mẹ con thì không thể đi đến đó một mình được.” Cha nói với tôi như thế.

Thật lạ lùng là cha tôi thường “bị kẹt với các thương vụ” mỗi khi mẹ tôi sắp xếp một chuyến du lịch hoặc đi thực địa.

Mẹ tôi là Tiến sĩ Anna Bridges, một nhà đia chất học khá nổi tiếng, hiện đang làm việc ở Trung tâm địa chất bang. Ngay trong kỳ nghỉ thường niên mẹ cũng không dừng công việc, vẫn quan tâm đến công việc theo cái cách riêng của mẹ.

Điều gây tranh cãi hiện giờ với cha tôi là chuyến đi ba tuần của mẹ ở Hòn đảo Giông bão (Storm Island). Cha muốn tôi đi cùng mẹ do ông không thể, hay không thích, hay cái gì đó mà tôi cũng không rõ.

Đề giải thích cho bạn đọc vì sao mẹ không thể đi một mình, tôi cần chấm phá đôi nét về vị trí địa lý của hòn đảo.

Phía Nam đảo chính, nơi chúng tôi đang sống, là một hòn đảo khá lớn mà nó cũng là thủ phủ của một trong 7 bang của quốc gia. Phía nam của đảo này là một đảo nhỏ hơn mà chỉ có thể đi từ hòn đảo lớn này bằng phà. Tít nữa ở phía Nam hòn đảo nhỏ hơn này, với khoảng cách 2 km là một hòn đảo tí hon xinh xắn, đó là Storm Island.

Đi vòng quanh Storm Island chỉ mất khoảng hai giờ đi bộ. Bờ biển trên đảo chủ yếu là vách đá, thỉnh thoàng có vài cái vịnh. Hầu hết thời gian trong năm, hòn đảo bị sóng đánh dữ đội từ Nam Băng Dương, tạo ra những âm thanh ầm ầm không ngớt vào tai bạn, khi bạn ở bất cứ nơi nào trên đảo.

Trong thời kỳ thực dân thống trị, một vài người có máu mạo hiểm đã thử làm nông trại ở đây, nhưng chẳng ai thành công, bằng chứng là cho đến hiện giờ, không có một ai trồng trọt gì trên đảo này, chỉ còn một căn nhà cũ, chắc là của nông dân xây dựng nên, là vẫn còn.

Người chủ căn nhà hiện nay đang sống trên trên bờ đảo nhỏ đối diện Storm Island, đã sửa sang lại căn nhà, ông để cho những người khách du lịch muốn có sự thư giãn riêng biệt thuê. Phương tiện giao thông duy nhất để đến đảo là chiếc thuyền nhỏ của chính chủ nhân căn nhà trên đảo.

Việc đi qua đảo thường khá mạo hiểm, vì phải đi qua một eo biển ngăn cách Storm Island với đảo nhỏ đã nói trên thường có gió bão. Một khi đến hòn đảo này, phương tiện thông tin kết nối với thế giới bên ngoài chỉ là một đường dây điện thoại nối với nhà của chủ nhân hòn đảo nhưng nó không được kết nối vào mạng điện thoại chính của quốc gia.

Việc cung cấp vật dụng trên đảo được vận chuyển bằng phà rồi trung chuyển bằng chiếc thuyền nhỏ của chủ nhân hòn đảo. Ông chủ đảo chỉ sang tiếp tế một tuần một lần, thường là đủ cho bạn những vật dụng cần thiết để sống đến tuần sau, trong trường hợp khẩn cấp, nếu gặp lúc biển đang động thì quả là thực sự khó khăn cho việc qua lại eo biển của chiếc thuyền này.

Điều thu hút mẹ tôi đến đây là những hoá thạch và các thành tạo địa chất dị thường. Dường như có những dấu hiệu cho thấy rằng Storm Island không phải có nguồn gốc từ những vùng đất lân cận, và các hoá thạch trên đó cho thấy có nhiều loài chưa từng được tìm thấy từ những vùng bao quanh Storm Island.

Không có gì hấp dẫn với tôi ở đây. Là một sinh viên ngôn ngữ học, địa chất không phải là vấn đề tôi quan tâm, chỉ có những món tiêu khiển cho tôi ở Storm Island là câu cá và chụp ảnh. Không có một cô gái nào, hoàn toàn không có cơ hội để làm tình, ở tuổi hai mươi mốt, quả là một cực hình cho tôi.

Đó là những điểm chính yếu của vấn đề, mặc dù mẹ vẫn khăng khăng rằng mẹ chỉ muốn “tất cả chỉ một mình mẹ,” tôi có thể thấy rõ ràng là cần có người đi cùng với mẹ. Cha tôi là “Người của tiền bạc ” như một vài người gọi thế. “Một vài món chu cấp cho tôi theo học ở trong thành phố” và hơn thế nữa, ông nắm con át chủ bài, đó tiền trợ cấp của tôi.

Một thời gian dài như thế, tôi chỉ là một”sinh viên nghèo”, tôi rất cần tiền của ông. Thực ra tôi có thể làm thêm, đại loại như rửa bát đĩa ở những cửa hàng phục vụ đồ ăn nhanh chẳng hạn, nhưng khi thấy những sinh viên khác phải vật lộn vất vả thế nào trong lớp học, khi họ phải bận bịu vì việc làm thêm ngoài giờ, tôi thấy thà đừng nghĩ đến việc làm thêm là tốt hơn.

Bởi thế, tôi miễn cưỡng tháp tùng mẹ đến Storm Island.

Chặng đầu tiên là một chuyến bay của chúng tôi đến thủ phủ bang của đảo lớn. Từ sân bay, chúng tôi sẽ lái một chiếc xe thuê đến một bến phà, có thể chở được xe hơi. Qua phà, chúng tôi sẽ đến đảo nhỏ hơn, cạnh đảo chính. Ở đó, chúng tôi tiếp tục lái xe một chặng dài nữa mới đến doi đất, nơi mà người chủ của hòn đảo Storm Island đang trú ngụ.

Chủ đảo, ông Harper, lắc đầu liên tục và nói những câu, đại loại như, “Tôi không biết, dường như sắp có bão lớn, Tốt hơn là nên chờ thời tiết thuận tiện hơn, các du khách của tôi.”

Mẹ cau mày nghiêm nghị, và khi mẹ đã cau mày, sự việc phải được diễn ra theo ý định của mẹ.

Ông Harper đưa chúng tôi băng qua eo biển để đến Storm Island với các vật dụng và thực phẩm cần thiết bằng một chiếc thuyền đáy bằng.

Chúng tôi dỡ hàng trên thuyền và chuyển vào nhà cách đó vài trăm mét mà không hề có ai để nhờ giúp đỡ, rồi Harper nói, “Tốt hơn chúng ta quay lại thôi, các du khách của tôi, kẻo “bà ấy lại nổi cơn lôi đình” (là giông tố nổi lên).”

Mẹ kiểm tra chắc chắn là chúng tôi đã được cung cấp đồ dùng và thực phẩm đầy đủ, chúng tôi phải đẩy vài chuyến xe đẩy để đưa vào nhà. Sau khi chúng tôi xong việc, chúng tôi có thể thấy chiếc thuyền của ông Harper chỉ là một chấm nhỏ mờ mờ đằng xa. Thời tiết vẫn lặng, nhưng đôi lúc biển vẫn dậy sóng.

Tôi đã đến căn nhà này vài năm trước đây.Hồi ấy tôi vào khoảng 15, 16 tuổi. Trong hồi ức, tôi thấy nó cũng đã có nhiều thay đổi.

Một căn phòng có diện tích khá lớn giữa căn nhà được kết hợp dùng làm phòng sinh hoạt và phòng ăn. Để sưởi ấm, góc phía Nam căn phòng, là một lò sưởi đốt bằng củi. Cây cối vốn dĩ không nhiều trên đảo, và số cây ngã còn ít hơn. Để cung cấp đủ củi, thường là phải vớt những cây cối trôi dạt ven bờ biển. May mắn là chúng tôi có một kho củi dự trữ phía cửa sau căn nhà.

Cạnh căn phòng này, có hai cánh cửa, đó là các lối dẫn vào hai phòng ngủ và nhà bếp.

Nhà bếp có một dãy bếp đốt bằng cồn và có một bếp gas quá cũ kỹ được cấp từ một bình gas đặt bên ngoài căn nhà ngay sau cái bếp. Nguồn gas được cung cấp bằng những bình gas cũ kỹ.

Một cánh cửa khác trong nhà bếp dẫn đến một hành lang ngắn vào một nhà tắm, nhà vệ sinh và tận cùng là cánh cửa sau của căn nhà. Nhà tắm và bếp được cung cấp nước nóng từ bình nước nóng đốt bằng gas.

Ánh sáng vào ban đêm được thắp sáng từ những ngọn đèn măng sông và nến. Có một thùng dầu đặt ở gian chái ở vách sau căn nhà. Tuy nhiên, chúng tôi có mang theo hai ngọn đèn đốt bằng khí gas.

Nhà vệ sinh được dẫn nước ra một bể tự hoại, tuy nhiên phía sau căn nhà còn có một nhà cầu “tõm” theo phương ngữ của Úc gọi là “Dunny”, đã lâu không được sử dụng, đã biến thành một nhà kho chứa vật thải. Kho chứa này lẽ ra phải trống nhưng nó lại luôn đầy ắp. Nó chứa đầy những vỏ lon chai cũ, dây thừng, cuốc xẻng … và những thứ khác mà không được dùng đến.

Một trong hai phòng ngủ có một chiếc giường đôi còn kha khá, còn phòng ngủ kia chỉ có một chiếc giường đơn cũ kỹ cứ kêu cót két khi bạn chỉ ngồi lên nó. Mẹ giả vờ cân nhắc xem ai ở phòng nào, nhưng trong thâm tâm, cả hai đều biết phòng nào dành cho ai. Dĩ nhiên, tôi phải giúp mẹ di chuyển đồ đạc vào phòng có chiếc giường đôi.

Trong khi chúng tôi đang sắp xếp đồ đạc trong căn nhà, trời đã sập tối. Để đun nước bằng lò gas, tôi thắp một chiếc đèn măng sông dùng dầu hoả. Chúng tôi đã có mang theo thực phẩm tươi, nhưng do quá mệt với một ngày dài di chuyển nên chúng tôi quyết định không nấu nướng mà dùng đồ hộp.

Thêm Bình Luận